494 Trong thời gian bị mụn, làn da của chúng ta thường khá nhạy cảm với sự thay đổi ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị và bảo vệ ngoài da. Không thể không chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày bởi đây là chìa khóa giúp chúng ta tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và kiểm soát sự phát triển của mụn. Vậy không nên ăn gì khi bị mụn? Chế độ ăn chăm sóc da trong giai đoạn này như thế nào? Khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây! Giải đáp chi tiết không nên ăn gì khi bị mụn? Nội Dung Chính Toggle Chế độ ăn ảnh hưởng đến làn da bị mụn như thế nào?Không nên ăn gì khi bị mụn? Giải thích tại sao?Chăm sóc và điều trị làn da bị mụn như thế nào? Chế độ ăn ảnh hưởng đến làn da bị mụn như thế nào? Có nhiều loại mụn khác nhau nhưng mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc là những loại mụn nguy hiểm và có khả năng lây lan, gây ảnh hưởng xấu cho làn da. Sự xuất hiện của mụn trên bề mặt da chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, đó là kết quả của hiện tượng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng nặng gây ra bởi vi khuẩn P.acnes. Tình trạng lỗ chân lông bít tắc, tạp chất tồn đọng trên nền da nhiều dầu là yếu tố lớn nhất khiến cho tình trạng mụn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng của môi trường sống, bụi bẩn, nguồn nước và tác động của tia UV cũng dẫn đến những tác động tiêu cực cho làn da bị mụn. Tuy nhiên, yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với làn da mà nhiều người không thật sự để tâm chính là chế độ ăn uống. Chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến làn da trong giai đoạn bị mụn Một chế độ ăn uống không khoa học, thiếu sự cân đối với các nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ cực kỳ gây hại. Thông qua bữa ăn hàng ngày, thực phẩm kém chất lượng nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong máu và ức chế hoạt động của các insulin trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng tiết bã nhờn, sức đề kháng suy yếu và làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn. Ngoài ra, các nhóm thực phẩm có chứa nhiều dầu, gia vị hoặc có thành phần dễ gây kích ứng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến làn da khi bị mụn. Điều đó khiến cho cho da mặt đổ nhiều dầu hơn, bít tắc nghiêm trọng và làm lây lan mụn viêm không thể kiểm soát. Theo chiều ngược lại, chế độ ăn uống phù hợp với các chất dinh dưỡng có lợi giúp chống viêm, kháng khuẩn và kiểm soát nhờn mụn. Vậy nên, bạn cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Không nên ăn gì khi bị mụn? Giải thích tại sao? Khi bị mụn hoặc đang trong thời gian điều trị mụn, chúng ta cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn một số loại thực phẩm để hạn chế nguy cơ phát triển và lây lan của mụn trên da. Cụ thể như sau: Những loại thực phẩm có thể khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng Các loại thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh kẹo, nước ngọt, kem, món ăn có vị ngọt Một số loại vi khuẩn, như P. acnes, có thể tận dụng đường làm nguồn thức ăn để phát triển. Khi chế độ ăn cung cấp quá nhiều đường, vi khuẩn gây mụn sẽ tận dụng điều này để liên tục sinh trưởng và gây nên các vùng da viêm nhiễm mới. Bên cạnh đó, thực phẩm có chứa nhiều đường cũng làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể, kích thích sản xuất insulin. Sự gia tăng đột ngột của insulin góp phần khiến cho da mặt sản xuất nhiều dầu hơn, gây bít tắc lỗ chân lông nghiêm trọng. Các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu: Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ động vật Những loại đồ ăn có chứa nhiều dầu hoặc mỡ động vật có khả năng thúc đẩy hoạt động sản xuất dầu nhờn trên bề mặt tăng lên. Kết hợp cùng với các yếu tố khác như lỗ chân lông to, tế bào chết chưa được làm sạch, khiến cho vi khuẩn P.acnes ngày càng phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho da vốn đã bị mụn lại càng dễ bị viêm nhiễm và lây lan rộng hơn. Sữa và các loại đồ ăn được làm từ sữa: Sữa tươi, sữa bột, sữa đặc, kem, bánh sữa Sữa và sản phẩm từ sữa thường chứa các hormone tự nhiên như insulin-like growth factor 1 (IGF-1) và một hormone tăng trưởng tương tự như insulin. IGF-1 được tạo ra bởi cơ thể động vật (sữa bò) và có thể có tác động lên cơ chế sản xuất dầu của làn da. Điều này góp phần dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông và sự xuất hiện của mụn trứng cá. Ngoài ra, một số người có thể dị ứng, viêm nhiễm với các chế phẩm được làm từ sữa, khiến da sưng đỏ và bị mụn. Các loại thực phẩm có gia vị quá đậm: Hành tỏi, ớt, tương ớt, món ăn cay nóng Các loại gia vị cay như ớt, hành, tỏi và các món ăn có vị tương tự, có thể gây kích ứng da và dẫn đến hiện tượng ngứa rát, đau nhức, mẩn đỏ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và kéo theo sự hình thành của các nốt mụn viêm. Bên cạnh đó, khi ăn những món ăn có vị cay đậm, cơ thể chủ động sản xuất ra nhiều mồ hôi với mục đích làm mát cơ thể. Mồ hôi quá nhiều kết hợp với tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Đọc thêm: Ăn trái cây gì nổi mụn? Những loại quả có hại cần tránh Chăm sóc và điều trị làn da bị mụn như thế nào? Để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của làn da, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn. Chúng ta nên tập trung vào chế độ ăn đa dạng với nhiều thực phẩm tốt cho da và áp dụng một số cách điều trị mụn như sau: Chế độ ăn, cách chăm sóc và điều trị da mụn như thế nào? Bổ sung các nhóm thực phẩm có nhiều thành phần dưỡng chất kháng viêm và làm đẹp da như: vitamin C, vitamin A, kẽm, selen, O-mega-3… Ví dụ như: cam, kiwi, lựu, cà chua, cá hồi, cà rốt, hạt chia, lúa mạch, rau xanh, tôm. Phân phối các nhóm thực phẩm này một cách đa dạng và khoa học trong mỗi bữa ăn để cải thiện làn da từ bên trọng. Phần lớn nguyên nhân gây mụn đều đến từ việc làm sạch da không đúng cách, tồn đọng tạp chất, tế bào chết và dầu thừa dưới lỗ chân lông. Vậy nên, cần đặc biệt chú trọng đến việc làm sạch và tẩy tế bào chết trong thời gian bị mụn. Lựa chọn các loại nước tẩy trang dịu nhẹ, sữa rửa mặt có chứa các thành phần tương tự salicylic acid để kiểm soát mụn. Đồng thời, tẩy tế bào chết khoảng 1-2 lần/1 nếu da không thuộc nhóm mụn viêm. Trường hợp các nốt mụn không thể tự khô cồi và có khả năng lan rộng, cần sử dụng thuốc điều trị mụn theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc chứa retinol, niacinamide, tretinoin, benzoyl peroxide thường được kê đơn để bôi ngoài da. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm nếu tình trạng mụn quá nặng, mụn chứa nhiều dịch mủ, như: tetracycline, doxycycline và minocycline… Đối với các vấn đề da phức tạp hơn nữa, mụn quá nặng và đi kèm với các vết sẹo thâm lấm tấm, các chuyên gia sẽ đề xuất việc áp dụng một số công nghệ trị liệu chuyên sâu như IPL hoặc bắn Laser. Các liệu pháp ứng dụng ánh sáng (đặc biệt là ánh sáng xanh) giúp tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, kiểm soát dầu nhờn và góp phần cải thiện các dấu vết thâm sẹo sau mụn. Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin quan trọng nhằm giải đáp không nên ăn gì khi bị mụn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về các phương pháp điều trị mụn chuyên sâu, có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ! Đọc thêm các bài viết để xác định phương pháp trị mụn hiệu quả: Lăn kim trị mụn là gì? Có hiệu quả và an toàn không? Điều trị mụn và làm đẹp da: Peel da có tác dụng gì 0 comments 0 FacebookTwitterPinterestEmail previous post [Giải đáp nhanh] Ăn cà chua sống có tác dụng gì? next post [Kiến thức thẩm mỹ] Làm thế nào để da mặt không bị nhăn? Có thể bạn quan tâm Tại sao da khô bị mụn? Hướng dẫn cách chăm sóc hiệu... Tại sao da bị khô vào mùa đông? Cách chăm sóc da... Sau khi peel da nên chăm sóc như thế nào? [Giải đáp] Sau khi peel da bao lâu thì được trang điểm? Da có nhiều mụn là da gì? Trị mụn và phục hồi... Lột da Phenol là gì? Áp dụng phương pháp này khi nào? Nên đi spa chăm sóc da mặt bao lâu 1 lần để... Mỹ phẩm đặc trị là gì? [Chuyên gia giải đáp] Lotion và Toner khác nhau như thế nào? Kem chống nắng sinh học là gì? Dùng loại nào tốt nhất? Leave a Comment Cancel Reply Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.