Home » Giải đáp cùng bác sĩ: Có bầu lăn kim được không?

Giải đáp cùng bác sĩ: Có bầu lăn kim được không?

by Trần Lan

Có bầu lăn kim được không? Đây là một câu hỏi thường xuyên được gửi tới hòm thư giải đáp của các bác sĩ tại Mega Gangnam. Thực tế thì việc áp dụng các phương pháp lăn kim (microneedling) để cải thiện làn da là một xu hướng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng đây là một phương pháp xâm lấn và không phải ai cũng nên thực hiện lăn kim thẩm mỹ. Vậy nên đối tượng là phụ nữ mang thai lại càng được quan tâm nhiều hơn. Liệu rằng lăn kim có thật sự và an toàn và hiệu quả trong giai đoạn này hay không? Hãy cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay dưới đây!

Giải đáp chi tiết có bầu lăn kim được không? Các vấn đề có thể gặp phải khi lăn kim trong thai kỳ

Giải đáp chi tiết có bầu lăn kim được không? Các vấn đề có thể gặp phải khi lăn kim trong thai kỳ

Mức độ can thiệp sâu của phương pháp lăn kim

Lăn kim, hay còn gọi là micro-needling, đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến để cải thiện hiện tượng da lão hóa, nhiều nếp nhăn, vết thâm và tình trạng sẹo. Tuy nhiên, để xác định có bầu lăn kim được không, cần hiểu rõ mức độ can thiệp của phương pháp này vào các tầng da. Đồng thời, đánh giá cụ thể về khả năng xâm lấn và ảnh hưởng đến cơ thể. 

  1. Nguyên tắc hoạt động của lăn kim:

Lăn kim sử dụng một dải kim siêu nhỏ với chất liệu an toàn để tạo ra hàng loạt lỗ nhỏ (hay tổn thương siêu vi) trên bề mặt da. Quá trình này thúc đẩy khả năng tái tạo tế bào mới và tăng cường sản xuất collagen và elastin, làm cho da trở nên săn chắc, đàn hồi, giảm thiểu khuyết điểm trên da.

  1. Các tầng da bị ảnh hưởng:

Tầng biểu bì (epidermis): Lăn kim thường tác động lên tầng này, gây ra những lỗ nhỏ để tạo cơ hội cho các sản phẩm chăm sóc da thẩm thấu sâu hơn và dễ dàng hơn vào bên trong các tế bào.

Tầng trung bì (dermis): Một số liệu pháp lăn kim có thể xâm nhập sâu hơn vào tầng trung bì. Điều này mang đến hiệu quả kích thích sản xuất collagen và elastin, giúp làm mờ nếp nhăn, cải thiện tình trạng sạm da, vết sẹo và nâng cao độ đàn hồi.

  1. Độ sâu của kim và mức độ can thiệp:

Lăn kim thông thường: Các kỹ thuật lăn kim thông thường chỉ tác động đến độ sâu khoảng 0.25mm đến 0.5mm. Đồng thời, chú trọng tập trung vào tầng biểu bì trên và không xâm nhập sâu vào trung bì. Đây là phương pháp can thiệp nhẹ, không gây chảy máu nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả và tác động vào da thường không được như kỳ vọng.

Lăn kim sâu: Các lăn kim được thiết kế cho một số mục đích có thể đi sâu hơn, từ 1mm đến 3mm, vào tầng trung bì. Kỹ thuật này bắt buộc phải được thực hiện bởi các chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu. Đây là một hình thức can thiệp mạnh và cần phải được chú ý cẩn thận.

Nhìn chung, mức độ can thiệp xâm lấn của phương pháp lăn kim phụ thuộc vào độ sâu và số lần lăn kim, cũng như kỹ thuật thực hiện. Đối với những người quan tâm đến phương pháp này, nên tìm hiểu kỹ và thảo luận với chuyên gia da liễu để xác định liệu đây có phải là sự lựa chọn phù hợp cho tình trạng da của họ.

Tác dụng phụ có thể gặp phải do lăn kim làm đẹp

Mặc dù phương pháp lăn kim mang lại khá nhiều lợi ích, nhưng cũng đồng thời có khả gây ra một số tác dụng phụ hoặc phản ứng tiêu cực sau khi thực hiện. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp khi lăn kim trên bề mặt da mà bạn cần thận trọng:

Các vấn đề da có thể gặp phải do lăn kim khi mang bầu

Các vấn đề mà làn da có thể gặp phải do lăn kim

  1. Đỏ và sưng: Ngay sau liệu trình lăn kim, làn da thường sẽ bị tấy đỏ và sưng phồng. Đây là các phản ứng bình thường, có thể gặp phải ở đa số mọi người. Tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ đến vài ngày sau khi thực hiện và là biểu hiện của quá trình tái tạo da.
  2. Ngứa và cảm giác khó chịu: Một số người có thể trải qua cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ngay tại thời điểm lăn kim. Điều này có thể xuất phát từ quá trình tác động của kim lăn trên bề mặt da. Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp ghi nhận làn da bị sạm, tối màu hoặc xuất hiện các vết thâm tạm thời sau lăn kim. Tuy nhiên, sau khi quá trình tái tạo da hoàn tất, tình trạng này thường sẽ cải thiện và da sẽ trở nên sáng hơn.
  3. Tình trạng mẩn đỏ kéo dài: Trong một số trường hợp nhất định, hiện tượng mẩn đỏ có thể kéo dài và gây khó chịu lâu hơn sau khi đã điều trị được một thời gian. Các dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân da nhạy cảm hoặc do quá trình lăn kim được thực hiện quá mạnh hoặc quá sâu.
  4. Nhiễm trùng da: Nếu không đảm bảo được các quy tắc vệ sinh hoặc nếu lăn kim không kỹ thuật, bạn có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng. Điều này có thể gây đau, sưng, và yêu cầu điều trị y tế ngay lập tức.
  5. Sẹo hoặc thay đổi màu da: Trong một số ít trường hợp lăn kim được thực hiện không đúng cách, thâm nhập quá sâu vào tầng trung bì khiến tế bào bị tổn thương. Gây ra sẹo và làm thay đổi màu da vĩnh viễn. Cần hết sức thận trọng nếu bạn có cảm giác đau nhức quá 5 ngày và biểu hiện da bị thâm sạm. 

Để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn, quá trình lăn kim cần được thực hiện bởi một chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và tuân thủ đầy đủ quy trình vệ sinh. Hãy thảo luận chi tiết với bác sĩ da liễu trước khi quyết định lăn kim để đảm bảo rằng tình trạng cơ thể của bạn phù hợp với liệu trình làm đẹp này.

Giải đáp: Có bầu lăn kim được không?

Có bầu lăn kim được không là câu hỏi thường gặp của nhiều chị em. Thực tế thì đây là một vấn đề tương đối phức tạp và cần được xem xét dưới nhiều góc độ. Điều này giúp chúng ta xác định liệu phương pháp này có phù hợp và an toàn với phụ nữ mang thai hay không. Tham khảo những thông tin được giải đáp bởi chuyên gia ở phía dưới:

Có bầu lăn kim được không? Đánh giá chi tiết từ bác sĩ

Có bầu lăn kim được không? Đánh giá chi tiết từ bác sĩ

  1. Sự an toàn cho thai kỳ:

Trong suốt quá trình mang thai, sự an toàn của mẹ và thai nhi luôn được đặt lên hàng đầu. Việc lăn kim gây ra tác động xâm lấn lên da và có thể dẫn đến các tác dụng phụ như sưng, đỏ, hoặc viêm nhiễm. Các phản ứng này kết hợp với thể trạng nhạy cảm, nhiều khác biệt tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng nghiêm trọng cho phụ nữ trong thai kỳ.

  1. Rủi ro nhiễm trùng:

Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ thay đổi đáng kể, sức đề kháng suy yếu hơn và cơ thể cũng dễ bị tổn thương. Lăn kim có thể tạo ra các lỗ nhỏ trên da, mở cửa cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây hại. Vậy nên nếu thực hiện lăn kim trên da mặt ở phụ nữ mang thai dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này có thể rất nguy hiểm cho thai nhi và mẹ.

  1. Thay đổi nồng độ hormone:

Lăn kim có thể làm kích thích da và tạo ra sự căng thẳng đáng kể. Trong một số trường hợp, cảm giác căng thẳng về thần kinh có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

  1. Da dễ thay đổi khi mang thai:

Hoạt động tăng cường sản xuất hormone dẫn đến những thay đổi của làn da khi mang thai. Điều này khiến cho da mặt trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích thích và có các vấn đề về sắc tố. Tuy nhiên, đó chỉ là những phản ứng mang tính tạm thời và sẽ biến mất sau khi sinh khoảng 6 tháng – 1 năm. Vì vậy, lăn kim không phải là phương pháp phù hợp để điều trị các vấn đề bạn đang gặp phải, bên cạnh đó, hướng điều trị này cũng đi kèm những rủi ro không mong muốn.

Khuyến nghị từ chuyên gia: Trước khi lăn kim hoặc thực hiện bất kỳ liệu trình làm đẹp nào khi mang thai, nên thảo luận chi tiết với bác sĩ phụ sản hoặc chuyên gia da liễu. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tình trạng cụ thể của bạn và đưa ra quyết định an toàn nhất cho bạn và thai nhi.

Tựu trung lại, việc lăn kim làm đẹp da trong thời kỳ mang thai hoàn toàn không được khuyến nghị. Sự an toàn của thai kỳ luôn được ưu tiên hàng đầu, và có nhiều yếu tố không rõ ràng khiến cho lăn kim không thích hợp trong trường hợp này. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc duy trì một lối sống làm đẹp và chăm sóc da cơ bản trong suốt thai kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc da.

Bác sĩ gợi ý cách chăm sóc da hiệu quả và an toàn trong thai kỳ

Khi mang thai, việc chăm sóc da một cách an toàn và không gây hại cho mẹ và bé là rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp và lời khuyên cho việc làm đẹp da an toàn khi mang thai:

Hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ da cho phụ nữ mang thai

Hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ da cho phụ nữ mang thai

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da an toàn:

Chọn sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ thiên nhiên, hoạt chất hữu cơ, không chứa hương liệu hay chất tạo màu. Đồng thời, tránh xa những thành phần hoạt chất có thể gây hại cho thai nhi như retinoids, axit salicylic, hydroquinone, hoặc benzoyl peroxide.

Bảo vệ da khỏi tác động mặt trời:

Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao nhưng vẫn đảm bảo tính dịu nhẹ, không gây nổi mẩn, kích ứng và thường xuyên tái áp dụng để ngăn ngừa tác động của tia UV. Ngoài ra, cần hạn chế thời gian tiếp xúc với nắng mặt trời, đặc biệt là trong giai đoạn từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi tác động của tia UVB là mạnh nhất.

Ngủ đủ giấc và ăn uống cân đối:

Đảm bảo có một giấc ngủ ngon và duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng để giữ cho da khỏe mạnh từ bên trong. Phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng khó tiêu, có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nên cần bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả ít đường và hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, chất béo không lành mạnh.

Giữ cho da luôn khỏe mạnh:

Sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn vào buổi sáng và buổi tối. Trong thai kỳ, phụ nữ thường dễ bị tăng tiết dầu nhờn, nên có thể rửa mặt thêm bằng nước và không dùng sữa rửa mặt.

Sử dụng kem dưỡng da dịu nhẹ và không chứa các thành phần gây kích ứng để cung cấp độ ẩm và duy trì làn da mềm mịn, khỏe mạnh. Với các vấn đề phức tạp hơn như da bị nám sạm, chùng nhão nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được gợi ý phương pháp làm đẹp phù hợp.

Thư giãn và giảm căng thẳng:

Trạng thái căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ và bé. Tuy nhiên, do sự thay đổi của hormone và một số yếu tố tác động nên phụ nữ mang thai rất dễ bị trầm trạng. Hãy thực hành các phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp thông tin để giải đáp có bầu lăn kim được không. Nếu bạn muốn thực hiện liệu trình làm đẹp đặc biệt nào trong thời kỳ mang thai. Hãy thảo luận thật kỹ với bác sĩ phụ sản hoặc chuyên gia da liễu có kinh nghiệm trong việc chăm sóc da khi mang thai. Họ có thể đề xuất các liệu pháp an toàn và phù hợp. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sự thay đổi của làn da khi mang thai vốn là một phần tự nhiên của quá trình này. Vậy nên chúng ta đừng quá lo lắng, hãy thả lỏng, chăm sóc đúng cách thì làn da sẽ được phục hồi. Mọi thông tin về các phương pháp làm đẹp chuyên nghiệp, an toàn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được giải đáp!

Tham khảo thêm các bài viết để được gợi ý về những phương pháp chăm sóc da an toàn cho phái nữ:

Làm thế nào để ngăn ngừa lão hóa da cho phái đẹp? Tham khảo ngay

Giải thích tại sao chúng ta phải skincare? Các bước skincare đúng chuẩn

Tế bào gốc trẻ hóa da: Xu hướng làm đẹp an toàn cho mọi chị em

Có thể bạn quan tâm

Leave a Comment

megagangnam_Logo-header
Phòng khám quốc tế Mega Gangnam hội tụ đầy đủ tinh hoa y tế Hàn Quốc, tiêu chuẩn đẳng cấp 5 sao thuộc tập đoàn Mega Corporation với hơn 120 chi nhánh trên toàn thế giới. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2008, Mega Gangnam tự hào mở ra kỷ nguyên làm đẹp và chăm sóc sức khỏe mới cho người Việt.
Với hệ thống rộng khắp thẩm mỹ viện Mega Gangnam có mặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
메가강남국제클리닉

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM

Các từ khoá nhận nhiều quan tâm: Căng da mặt, Căng chỉ collagen, Trẻ hoá da mặt, Trị nám tàn nhang, Mega Fiber, Phòng khám Mega Gangnam, Nâng mũi bằng chỉ, Xoá nếp nhăn vùng mắt , Xoá nhăn rãnh cười, Giảm Mỡ bụng, cách nâng cơ mặt hiệu quả , Căng chỉ da mặt ….

@2023 – All Right Reserved. Designed and Developed by Mega Gangnam