486 Với mỗi một nền da, bạn lại cần một sản phẩm chăm sóc phù hợp để da sáng khỏe, mịn màng. Không ít các chị em có làn da dầu mụn từng rơi vào tình trạng chọn sản phẩm đắt tiền, chất lượng nhưng tình trạng da lại không cải thiện thậm chí còn tồi tệ hơn. Da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì cũng như nên chọn mỹ phẩm ra sao, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. Nền da mụn là làn da vô cùng khó chiều, dễ kích ứng, đề lại nhiều hậu quả như viêm mụn, thâm, sẹo, rỗ thậm chí mụn kéo dài dai dẳng không hết nếu điều trị sai cách. Đây là loại da phổ biến ở khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nhiều chị em gặp phải tình trạng da tăng sản xuất dầu bề mặt, gây bóng, lỗ chân lông to, mụn viêm, sưng đỏ hoặc các tình trạng kích ứng thường xuyên xảy ra. Nền da mụn là làn da vô cùng khó chiều, dễ kích ứng Về cơ bản bạn sẽ phải chọn các sản phẩm không chứa các hoạt chất tăng tiết dầu như dầu khoáng, cồn hoặc các hương liệu., Nội Dung Chính Toggle Da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì để da sáng khỏe? Hương liệuCồnDầu khoángSodium Lauryl Sulfate (SLS)Dầu dừaSiliconesIsopropyl PalmitateLưu ý gì trong chăm sóc da dầu mụn? Da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì để da sáng khỏe? Theo bác sĩ da liễu Phạm Thu Phương, những ai đang có tình trạng da dầu mụn nên tránh các hoạt chất sử dụng sau: Hương liệu Theo nghiên cứu từ tạp chí Viện da liễu Hoa Kỳ, hương liệu tạo mùi có trong sản phẩm chăm sóc da dễ gây ra nhiều phản ứng dị ứng, đặc biệt với nền da dầu mụn còn có thể làm nặng hơn tình trạng mụn trên da. Ngoài ra, các sản phẩm có chứa hoạt chất về hương liệu còn dễ gây ngứa, phát ban, nổi mụn viêm đỏ.. Với các làn da mụn dầu, đặc biệt có mụn sưng viêm, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ưu tiên những dòng sản phẩm có ghi Fragrance-free – không hương liệu nằm ở cuối bảng thành phần. Cồn Cồn (hay còn gọi là alcohol) là một thành phần thường có trong các sản phẩm kem chống nắng, toner hoặc các sản phẩm tẩy tế bào chết. Chúng làm khô dầu nên sẽ tạo cảm giác khô thoáng, loại bỏ các bụi bẩn trên da dễ hơn và tạo điều kiện các dưỡng chất đi sâu vào da. Tuy nhiên, sản phẩm có cồn sẽ không hợp với da dầu mụn, làm tăng kích ứng ở da mụn. Cồn còn làm cho da bị khô không thích hợp cho da dầu mụn Cồn còn làm cho da bị khô, dẫn đến tăng tiết dầu nhiều hơn bình thường và càng làm tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra mụn. Do đó, khi mua các sản phẩm điều trị da dầu mụn, bạn nên tránh các hoạt chất có ghi là Ethanol, SD Alcohol, Alcohol Denat, Methanol, Isopropyl Alcohol,… Dầu khoáng Theo các chuyên gia, bản chất của dầu khoáng có chứa Mineral oil không có khả năng gây mụn thậm chí chúng được sử dụng phổ biến trong các loại mỹ phẩm trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da nhờ khả năng khóa ẩm tốt. Tuy nhiên, với làn da dầu mụn, công dụng khóa ẩm hữu hiệu này lại vô tình lại lớp niêm phong một số thành phần khác như: vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn.. ở lớp trên cùng biểu bì, điều này làm tắc nghẽn lỗ chân lông nhiều hơn. Dầu khoáng cũng sẽ là câu trả lời cho câu hỏi da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì. Dầu khoáng là hoạt chất bạn cần tránh khi đang có nền da dầu mụn Sodium Lauryl Sulfate (SLS) Hoạt chất SLS được biết đến như một hoạt chất bề mặt, giúp tạo bọt và làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da. Vì thế thành phần này thường xuất hiện trong các sản phẩm như sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm.. SLS bị cho là thành phần da mụn cần tránh vì chúng dễ làm mất lượng dầu tự nhiên, phá vỡ đi hàng rào bảo vệ da. Da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm và mụn có thể bùng phát và diễn biến trầm trọng hơn. Hãy tránh mua sản phẩm chứa thành phần này đối với da dầu mụn. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) không nên dùng với da dầu mụn Dầu dừa Dầu dừa được biết đến là thành phần chăm sóc da lành tính và có khả năng dưỡng ẩm tốt. Tuy nhiên, trong dầu dừa có chứa cả chất béo không bão hòa từ axit lioleic và chất béo bão hóa axit lauric. Nếu axit linoleic giúp kháng khuẩn, giảm viêm và bảo vệ da khỏi các vi khuẩn có hại thì axit lauric được biết tới là nguyên nhân gây ra mụn nặng hơn và tắc nghẽn lỗ chân lông. Với những người có làn da dầu mụn thì bác sĩ da liễu khuyên bạn cân nhắc kỹ thành phần hoặc sản phẩm có chứa hoạt chất dầu này. Silicones Tương tự như dầu khoáng, silicones nằm trong danh mục da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì. Silicones có thể khóa ẩm và ngăn chặn sự thất thoát của các độ ẩm ra bên ngoài bằng cách tạo ra màng che phủ trên bề mặt da. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt ở bên dưới lỗ chân lông. Nếu da không được làm sạch tốt, bôi các sản phẩm có chứa silicones lên da sẽ rất dễ làm gia bị tăng thêm mụn, thậm chí nổi mụn trên diện rộng. Da dầu mụn nên tránh các hoạt chất có ghi: cetearyl Methicone (silicone không tan trong nước),Dimethicone (dầu silicone), cyclomethicone (dầu silicone tổng hợp),… silicones nằm trong danh mục da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì Isopropyl Palmitate Isopropyl palmitate chính là một chất là mềm thường được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da để giảm tính nhờn dầu, mang tới cảm giác mượt mà và khô ráo cho sản phẩm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Phạm Thu Phương, đây là một trong các thành phần da mụn cần tránh xa bởi chúng gây dị ứng cho da nhạy cảm, là bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn bọc không bị viêm. Lưu ý gì trong chăm sóc da dầu mụn? Chăm sóc da dầu mụn đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn, áp dụng đúng các sản phẩm phù hợp để kiểm soát tình trạng dầu thừa gây mụn trên da. Hãy chú ý các yếu tố sau đây trong việc chăm sóc da của bạn hàng ngày nhé. Chăm sóc da mặt đúng cách giúp bạn kiểm soát nền da, không bị mụn viêm ảnh hưởng tới cuộc sống và ngoại hình – Rửa mặt đúng cách: Tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt có chứa axit salicylic hoặc glycolic để kiểm soát dầu, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Tẩy trang hàng ngày, tẩy tế bào chết từ 1-2 lần 1 tuần để làm sạch da và dầu thừa Không rửa mặt quá nhiều gây khô da quá mức – – Chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Như bác sĩ Phương đã chia sẻ ở trên về các hoạt chất cần tránh của da dầu mụn. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa dầu để cấp ẩm mà không làm tăng dầu thừa. – Luôn kiểm soát và bảo vệ da trước các tác động xấu từ môi trường như bôi kem chống nắng, che chắn khi tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm.. – Tránh chạm vào da và không nên nặn mụn: Không tiếp xúc và cọ xát chạm vào da nhiều để tránh kích ứng da. Nếu cần nặn mụn hãy tham khảo cơ sở thẩm mỹ, y tế chuyên khoa để được chăm sóc và hướng dẫn. – Có ý thức chăm sóc da từ bên trong: Đừng bỏ qua việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin khoáng chất và uống đủ nước để cơ thể được bù ẩm và tăng đề kháng, giảm mụn viêm. Thực hiện liệu pháp chăm sóc da chuyên sâu nếu cần thiết: Bạn có thể tham khảo các liệu trình chăm sóc da chuyên sâu như Hydrafacial để được làm sạch kỹ, khóa ẩm và hạn chế dầu thừa trên da, giảm bã nhờn và kiểm soát nền da của mình. Xem thêm: Da dầu nên dùng kem dưỡng ẩm dạng gì tốt nhất? Trên đây là các hoạt chất bạn nên tránh trong câu hỏi da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì. Nếu bạn không thể xác định được đâu là các thành phần da mụn không nên mua, bạn nên tư vấn thêm bởi bác sĩ da liễu để đảm bảo các sản phẩm chăm sóc da mụn được tối ưu nhất. Liên hệ hotline 093 770 6666 để gặp các bác sĩ chuyên gia Mega Gangnam. 0 comments 0 FacebookTwitterPinterestEmail previous post Làm thế nào để bổ sung collagen hiệu quả cho cơ thể? next post Chuyên gia gợi ý: Làm sao để cung cấp độ ẩm cho da tốt nhất? Có thể bạn quan tâm Lột da Phenol là gì? Áp dụng phương pháp này khi nào? Peel da mụn là gì? Loại mụn nào thì nên thực hiện... Da dầu mụn là như thế nào? Chăm sóc da dầu mụn... [Bác sĩ giải đáp] Lăn kim có để lại sẹo không? Có nên tự lăn kim tại nhà trị sẹo rỗ không? Tại... Review lăn kim trị sẹo có tốt không? Đánh giá từ chuyên... Có nên mua máy lăn kim trị sẹo để dùng tại nhà... Áp dụng phương pháp lăn kim trị sẹo lõm có khỏi được... [Bác sĩ giải đáp] Lăn kim có trị được sẹo rỗ không? Lăn kim trị mụn là gì? Có hiệu quả và an toàn... Leave a Comment Cancel Reply Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.