619 Mỗi ngày, chúng ta đều phải tiếp xúc với những tác động tiêu cực từ môi trường, ánh nắng mặt trời, không khí ô nhiễm… Tất cả đều góp phần làm tăng nguy cơ hình thành và gia tăng vết thâm ở vùng mặt. Điều này không chỉ làm giảm tự tin về ngoại hình mà còn làm mất đi vẻ rạng rỡ tự nhiên của làn da. Trong một vài thập kỷ gần đây, việc tìm kiếm các phương pháp trị thâm da mặt đã trở thành trào lưu phổ biến trong làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm ra phương pháp trị thâm phù hợp và hiệu quả. Nếu bạn chưa biết phải điều trị như thế nào thì hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây! Để loại bỏ các vết thâm trên da mặt nên áp dụng phương pháp nào? Nội Dung Chính Toggle Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các vết thâm trên da mặtKhả năng điều trị của các loại vết thâm trên bề mặt daHướng điều trị thâm da mặt trong từng trường hợp cụ thểCách chăm sóc da mặt trong thời gian trị thâm Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các vết thâm trên da mặt Các vết thâm trên da mặt là tình trạng tương đối phổ biến, có thể xuất hiện do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính góp phần dẫn đến các vết thâm trên da mặt: Tia UV từ ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc quá mức với tia UV gây tổn thương da, làm tăng khả năng sản xuất sản xuất melanin – một hắc sắc tố tự nhiên giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng. Tuy nhiên, quá nhiều melanin cùng tích tụ trên bề mặt có thể dẫn đến tình trạng sạm màu, hình thành các vết thâm và nám da. Lão hóa da do tuổi tác: Khi tuổi tác con người ngày càng tăng lên, khả năng sản xuất collagen và elastin trong da giảm đi rõ rệt. Điều đó khiến cho da mất đi sự săn chắc và tính đàn hồi. Các vết thâm xuất hiện rõ rệt hơn do da không còn đủ khả năng tự phục hồi. Lúc này việc điều trị và làm mờ các vết thâm sạm cũng khó khăn hơn rất nhiều. Sự suy giảm tuần hoàn máu: Các vấn đề về chức năng tuần hoàn, chẳng hạn như thiếu máu hoặc hoạt động tuần hoàn kém, có thể làm cho da kém hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng. Điều này gây ra tình trạng màu da không đều, đặc biệt là ở các khu vực nhạy cảm như vùng da xung quanh mắt và má. Tác động của hormone: Một số tình trạng cần đặc biệt lưu ý như sự thay đổi của hormone không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Mà còn gây ra một số tác động xấu đối với ngoại hình dẫn đến việc sản xuất quá mức melanin, hình thành các vết thâm, nám, tàn nhang trên da. Áp lực và căng thẳng: Cuộc sống căng thẳng và áp lực tâm lý có thể góp phần làm gia tăng sản xuất cortisol. Đây vốn là một loại hormone gây căng thẳng, mệt mỏi và trạng thái suy sụp tinh thần. Ngoài ra, loại hormone này còn góp mặt vào quá trình sản xuất melanin trên da. Điều trị và làm đẹp da không đúng cách: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc không đúng cách. Có thể làm tổn hại làn da và góp phần vào việc hình thành các vết thâm. Trong trường hợp làn da thường xuyên bị mụn viêm, xử lý tình trạng viêm nhiễm sai cách hoàn toàn có thể khiến các nốt mụn ban đầu trở thành vết thâm vĩnh viễn. Tác động vật lý trên da mặt: Khi chúng ta bị thương, có các vết rách trên da hoặc bởi do va đập mà để lại những vết bầm tím. Tình trạng này hầu hết đều dẫn đến vết thâm với các mức độ khác nhau. Do vùng mặt khó nhạy cảm và cơ chế phục hồi kém những vị trí khác nên cần lưu ý nhiều hơn. Việc hiểu rõ những nguyên nhân gây ra các vết thâm trên da mặt sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận hiệu quả và chính xác hơn trong việc trị thâm da mặt. Do đó, bạn cần xác định rõ tình trạng mà mình đang gặp phải bắt nguồn từ đâu! Khả năng điều trị của các loại vết thâm trên bề mặt da Nhìn chung, các vết thâm trên da mặt có thể được phân loại dựa vào khả năng trị khỏi hoàn toàn và độ khó trong việc điều trị triệt để. Để giúp cho bạn dễ hình dung thì dưới đây là những mô tả cơ bản: Phân biệt khả năng điều trị của các loại vết thâm khác nhau Vết thâm có khả năng trị khỏi hoàn toàn: Vết thâm do tác động của ánh nắng mặt trời (sạm nắng): Các vết thâm này có thể được điều trị hiệu quả bằng các sản phẩm làm sáng da. Việc chăm sóc đều đặn mỗi ngày và chống nắng cũng giúp làn da nhanh hồi phục và trở lại tình trạng ban đầu. Vết thâm do tổn thương nhẹ hoặc viêm nhiễm nhẹ: Các vết thâm như mụn trứng cá hay vết thâm sau khi vết trầy xước thường có thể trị khỏi hoàn toàn bằng các loại thuốc điều trị vết thâm. Với tình trạng vết thâm sau khi bị mụn trứng cá nặng thì vẫn cần đến các phương pháp trị liệu chuyên sâu bằng ánh sáng. Vết thâm khó để điều trị triệt để: Nám da (melasma): Nám là một tình trạng da được đánh giá là khó điều trị, đặc biệt là ở những người có yếu tố di truyền hoặc loại nám do thay đổi nội tiết tố. Mặc dù có thể làm mờ vết nám nhưng việc trị khỏi hoàn toàn thường gặp phải khá nhiều khó khăn. Cần căn cứ vào mức độ nám da, tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được chỉ định phương pháp phù hợp! Vết thâm do lão hóa da: Các vết thâm xuất hiện do lão hóa da thường khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Một phần là bởi tình trạng da lão hóa thì khả năng đáp ứng với các phương pháp trị liệu kém. Bên cạnh đó, do hoạt động sản sinh collagen, elastin kém hơn nhiều mà cơ chế phục hồi tự nhiên suy yếu nên các vết thâm dù có biến mất cũng dễ quay trở lại. Vết thâm không thể trị khỏi hoàn toàn: Vết thâm do sẹo nặng: Các vết thâm gây ra do sẹo nặng (vết thương lớn) thường không thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng có thể làm giảm mức độ xuất hiện bằng các liệu pháp điều trị chuyên sâu. Vết thâm do bệnh da liễu: Một số bệnh da liễu nếu không được điều trị thời vừa để lại vết thâm rõ rệt vừa có nguy cơ tái phát rất cao. Vậy nên việc điều trị hoàn toàn không phải là điều dễ dàng và hiếm khi thành công. Dù vậy, bạn cũng có thể kiểm soát mức độ thâm trên da nhờ vào sự hỗ trợ của bác sĩ và chuyên gia. Tuyệt đối không nên tự ý thử nghiệm các liệu pháp điều trị vết thâm mà không có tư vấn từ chuyên gia da liễu hoặc chuyên viên làm đẹp. Trước khi quyết định điều trị, hãy tìm hiểu kỹ về tình trạng da của bạn và tư vấn với các chuyên gia để có lựa chọn phù hợp nhất. Hướng điều trị thâm da mặt trong từng trường hợp cụ thể Điều trị các vết thâm trên da mặt tốt nhất phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vết thâm và tình trạng cụ thể của da. Dưới đây là một số hướng điều trị tương ứng với từng trường hợp: Phương pháp điều trị vết thâm trên da tùy vào từng trường hợp khác nhau Vết thâm do tác động của ánh nắng mặt trời (sạm nắng): Sử dụng vật dụng che chắn, thoa kem chống nắng hàng ngày với chỉ số SPF cao, ít nhất là SPF50, để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Dùng các sản phẩm làm trắng da chứa các thành phần như axit glycolic, axit salicylic, vitamin C, hoặc alpha-arbutin để làm mờ vết thâm và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Vết thâm do tổn thương nhẹ hoặc viêm nhiễm nhẹ: Có thể sử dụng các sản phẩm lành tính để giảm viêm và làm lành da như gel lô hội hoặc kem dưỡng có chứa các thành phần dịu nhẹ được chiết xuất từ thiên nhiên. Sau khi điều trị khỏi các vết thương thì bắt đầu dùng kem, thuốc trị thâm theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh làm tổn thương da, không nên cào, nặn mụn hay tự ý điều trị các vết thâm mà không có chỉ định từ chuyên gia. Nám da (melasma): Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, che chắn cơ thể cẩn thận và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau 9h sáng (nếu có thể). Áp dụng các sản phẩm làm trắng da chứa các thành phần như retinol, niacinamide, vitamin c, axit azelaic hoặc tretinoin theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp với các liệu pháp laser, peeling hóa học, IPL (Intense Pulsed Light) hoặc liệu pháp đặc trị chuyên sâu Mega Fiber White tùy vào tình trạng da và độ sâu của vết nám da. Trị thâm da mặt dựa trên công nghệ hiện đại cho hiệu quả vượt trội Vết thâm do lão hóa da: Luôn dùng kem chống nắng vào ban ngày để ngăn ngừa sự gia tăng của vết thâm do tác động của ánh nắng mặt trời. Chú ý sử dụng các sản phẩm chống lão hóa chứa thành phần như retinol, peptides và vitamin C để cải thiện độ đàn hồi và mờ vết thâm sạm. Áp dụng các liệu pháp laser, peel da hóa học hoặc phi kim để cải thiện kết cấu da và làm mờ vết thâm. Vết thâm do yếu tố di truyền: Sử dụng các sản phẩm vừa có hiệu quả dưỡng da vừa có công dụng làm trắng có chứa các thành phần như: retinol, niacinamide, axit azelaic hoặc tretinoin để làm mờ vết thâm. Dùng các sản phẩm chăm sóc da lành tính, không gây kích ứng để duy trì sự cân bằng và làm dịu da. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu vết thâm xuất hiện trên da từ sớm và không rõ nguyên nhân. Vết thâm do sẹo: Sử dụng các sản phẩm/ thuốc làm mờ sẹo chứa các thành phần như silicone, vitamin E hoặc allantoin theo yêu cầu của bác sĩ. Áp dụng các liệu pháp chuyên sâu như áp lạnh, peel da hóa học, laser trị sẹo hoặc phẫu thuật nếu tình trạng thâm đi cùng sẹo lồi, sẹo phì đại. Trước khi quyết định điều trị, nên tư vấn với chuyên gia da liễu hoặc chuyên viên làm đẹp để đánh giá tình trạng da và lựa chọn phương pháp trị thâm phù hợp nhất. Cách chăm sóc da mặt trong thời gian trị thâm Khi trị thâm da mặt, việc chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng để duy trì và nâng cao hiệu quả điều trị. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc da sau khi trị thâm da mặt: Cách chăm sóc da tại nhà trong thời gian điều trị vết thâm Tránh ánh nắng mặt trực tiếp: Sau khi trị thâm da, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trực tiếp, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều khi tia UV là mạnh nhất. Nếu cần phải ra ngoài, hãy đeo mũ rộng và che chắn kĩ để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày: Kem chống nắng là một yếu tố cực kỳ quan để bảo vệ da ngay cả khi điều trị thâm da mặt. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày với chỉ số SPF tối thiểu 50 và áp dụng trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bảo vệ da khỏi tia UV có hại và tránh tái tạo vết thâm. Dưỡng ẩm cho da đầy đủ: Dưỡng ẩm là bước quan trọng giúp cho làn da luôn mềm mịn, xây dựng hàng rào tự nhiên mạnh mẽ và giảm thiểu tình trạng khô sạm. Chọn các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn (Hyaluronic acid, ceramide) và thoa lên da sau khi rửa mặt và trước khi đi ngủ. Tránh các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng: Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất hoặc thành phần có thể gây kích ứng như: cồn, paraben, hoặc hương liệu. Nếu làn da đang trong giai đoạn trị liệu bằng các phương pháp có xâm lấn càng phải cẩn thận với các loại mỹ phẩm. Tốt nhất là tuân theo các sản phẩm được chỉ định bởi bác sĩ. Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ lượng nước hàng ngày giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da và tăng cường quá trình tái tạo da, giúp da trông tươi sáng và rạng rỡ hơn. Duy trì việc uống nhiều nước cũng là cách dưỡng da hiệu quả. Điều trị duy trì: Để duy trì hiệu quả sau khi trị thâm da mặt, có thể cần thực hiện các liệu trình duy trì định kỳ như laser, peeling hóa học hoặc các liệu pháp chăm sóc da chuyên nghiệp tại các cơ sở làm đẹp hoặc phòng khám da liễu. Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về những cách điều trị thâm da mặt hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu! Tham khảo thêm các bài viết để được hướng dẫn về phương pháp cải thiện sắc tố da hiệu quả: Mega Fiber White: Giải pháp điều trị nám siêu Việt hiệu quả 100% Cách trị nám da mặt hiệu quả được Chuyên gia chứng nhận [Giải đáp] Nên lăn kim hay peel da khi bị tăng sắc tố 0 comments 0 FacebookTwitterPinterestEmail previous post Ngoài 30 tuổi nên uống collagen gì để đẹp da ngừa lão hoá? next post Lão hóa cơ thể là gì? Nguyên nhân, tác hại & cách chống lão hóa Có thể bạn quan tâm Tại sao da khô bị mụn? Hướng dẫn cách chăm sóc hiệu... Tại sao da bị khô vào mùa đông? Cách chăm sóc da... Sau khi peel da nên chăm sóc như thế nào? [Giải đáp] Sau khi peel da bao lâu thì được trang điểm? Da có nhiều mụn là da gì? Trị mụn và phục hồi... Lột da Phenol là gì? Áp dụng phương pháp này khi nào? Nên đi spa chăm sóc da mặt bao lâu 1 lần để... Mỹ phẩm đặc trị là gì? [Chuyên gia giải đáp] Lotion và Toner khác nhau như thế nào? Kem chống nắng sinh học là gì? Dùng loại nào tốt nhất? Leave a Comment Cancel Reply Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.