1,1K Nếp nhăn cau mày xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nó có thể đến sớm hơn không kể tuổi tác và cũng là yếu tố khiến bạn lo ngại vì gương mặt trông già hơn trước tuổi. Cùng nhìn lại xem, những nguyên nhân tác động khiến vùng cau mày càng sâu là gì và cách khắc phục chúng có dễ dàng hay không nhé. Nội Dung Chính Toggle Nếp nhăn cau mày là gì? Nguyên nhân xuất hiện cau mày chủ yếu do đâu? Các phương pháp xóa nhăn cau mày phổ biến hiện nayTiêm chất điều biến thần kinh xóa nếp nhăn cau mày Tiêm chất làm đầy xóa nhăn Phẫu thuật căng da cắt bỏ cơ mày để xóa nếp nhăn cau mày Căng da trán, nâng chân mày bằng cách căng chỉ Nếp nhăn cau mày là gì? Nếp nhăn cau mày hay còn gọi là nếp nhăn gian mày, là những đường nhăn nằm giữa hai bên lông mày. Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nó xuất hiện do hoạt động cau mày hay nhíu mày. Nếp nhăn cau mày có thể là một đường nhăn thẳng dọc hoặc nằm ngang trên sống mũi, cũng có thể là hình dạng hơi chéo về phía góc trong của lông mày. Thường thì nếp nhăn cau mày xuất hiện không chỉ khiến gương mặt trông già nua, thiếu sức sống mà còn biểu hiện những cảm xúc không đẹp như khó chịu, cau mày nhưng thực tế bạn không hề có cảm xúc như thế. Nguyên nhân xuất hiện cau mày chủ yếu do đâu? Bạn có biết nếp nhăn cau mày xuất hiện do đâu không? Chúng được hình thành bởi hoạt động cau mày, nhíu mày và có hai cơ chính tham gia vào hoạt động này: Cơ cau mày (corrugator supercilii) và cơ mảnh khảnh (procerus muscle) Cơ cau mày khi co lại sẽ làm nhăn phần da nằm giữa hai bên lông mày, tạo nên một hoặc nhiều đường nhăn dọc đứng, lúc này chúng chính là nếp nhăn cau mày bạn thường thấy. Nếp nhăn cau mày xuất hiện do cấu trúc da bên trong bị tổn thương Cơ mảnh khảnh có hình kim tự tháp, chạy dọc giữa hai bên lông mày, từ phần trên xương mũi đến phần giữa của xương trán, khi co lại sẽ gây ra nếp nhăn, tạo thành đường nhăn ngang sống mũi. Như vậy khi hai khối cơ này hoạt động, các nếp nhăn ngang, dọc vùng giữa hai chân mày dễ dàng xuất hiện. Chúng có thể là nếp nhăn động khi bạn không có các hoạt động cau, nhíu mày thì chúng sẽ không còn thấy nữa. Tuy nhiên các nếp nhăn này cũng có thể là nếp nhăn tĩnh ngay cả khi chúng ta không có các biểu hiện nếp nhăn tĩnh. Nguyên nhân là bởi chuyển động lặp đi lặp lại quá nhiều, kéo dài và cộng với tình trạng lão hóa, tác động bên ngoài của ánh nắng, khói bụi, lối sống thiếu khoa học dẫn đến sụt giảm collagen, da trở nên kém săn chắc và hằn thành nếp nhăn tĩnh. Các phương pháp xóa nhăn cau mày phổ biến hiện nay Khác với các phương pháp xóa nhăn cau mày bằng liệu pháp tự nhiên, thực hiện tại nhà cho kết quả không cao thì nhiều chị em đã tin tưởng và lựa chọn các phương pháp hiện đại hơn, tác động trực tiếp vào vùng da có nếp nhăn để xóa bỏ. Tiêm chất điều biến thần kinh xóa nếp nhăn cau mày Đây là một phương pháp rất phổ biến ở thời điểm hiện tại và dễ dàng trở thành cách khắc phục đầu tiên mà mọi người nghĩ tới. Là bởi quy trình tiêm rất đơn giản và hiệu quả thấy rõ ngay sau khi thực hiện. Các chất xóa nhăn như Botox, Dysport, Xeomin đều là chất điều biến thần kinh có tác dụng làm giãn tạm thời khối cơ mặt, ngăn chặn tín hiệu truyền từ dây thần kinh đến các cơ dưới, tạm thời thư giãn cơ, khiến cơ không co được và điều này giúp nếp nhăn không thể xuất hiện như trước. Các hoạt chất này đều được FDA công nhận sử dụng để điều trị nếp nhăn giữa các vùng khác nhau trên gương mặt. Tiêm chất điều biến thần kinh để giảm nếp nhăn cau mày Mặc dù là phương pháp phổ biến nhưng không phải ai cũng chắc chắn không gặp phải rủi ro như bầm tím, vỡ tĩnh mạch dưới da hoặc làm cho lông mày bị sụp xuống gây sụp mí hoặc lông mày nhướn cao trông mất thẩm mỹ. Do đó, liều lượng cũng như kỹ thuật tiêm rất quan trọng để bạn không gặp phải các tình trạng quá liều. Tiêm chất làm đầy xóa nhăn Với những nếp nhăn tĩnh vùng giữa hai bên lông mày, bạn cũng có thể sử dụng các chất làm đầy như filler. Những chất này sẽ lấp đầy vùng lõm do bị mất mô trong da và tạo sự hỗ trợ cho cấu trúc mô xung quanh, từ đó làm căng phẳng vùng cau mày. Tuy nhiên, tiêm Filler vùng chân mày sẽ có nhiều rủi ro hơn so với các vị trí khác. Là bởi vùng mày có nhiều mạch máu nhỏ nên rất dễ bị đông máu, nếu tiêm không chính xác sẽ khiến filler di chuyển, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến mắt. Do đó, các bác sĩ nên sử dụng thiết bị sử dụng thiết bị soi mạch máu khi tiêm cho chính xác. Các chất làm đầy cũng được các chị em lựa chọn phổ biến Quy trình tiêm thường là gây tê tại chỗ, khách hàng được tiêm bằng kim 30 gauge, tiêm vào khoảng từ lớp trung bì nông đến trung bì giữa, sau khi tiêm massage nhẹ nhàng để dàn đều tránh u cục. Vùng chân mày có cơ hoạt động nhiều filler thường duy trì hiệu quả trong thời gian ngắn hơn, do đó các bác sĩ thường khuyến cáo nên kết hợp cả botox để thư giãn cơ, vừa tránh nếp nhăn động vừa hiệu quả làm đầy nếp nhăn tĩnh. Phẫu thuật căng da cắt bỏ cơ mày để xóa nếp nhăn cau mày Một số người muốn nhận được kết quả vĩnh viễn xóa bỏ hoàn toàn các nếp nhăn chân mày thì họ có thể chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ cau mày. Tuy nhiên, đây là phương pháp can thiệp sâu, được đòi hỏi bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn. Phẫu thuật căng da là một phương pháp cải thiện rõ rệt nhưng dễ gặp biến chứng Quy trình thường được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê. Đường mổ sẽ được đặt chính xác trong nếp gấp mí trên, đường mổ này bác sĩ sẽ bóc tách bên dưới cơ mí mắt để tiếp cận lên cơ cau mày. Sau đó cắt bỏ một đoạn cơ này để làm suy yếu chúng rồi thay thế phần mô cơ bằng mỡ tự thân. Cuối cùng là khâu đóng vết rạch bằng chỉ siêu mảnh, mịn. Khách hàng sẽ đạt được kết quả xóa nhăn từ 60-80% và cơ cau mày vẫn còn khả năng di chuyển hoặc co lại nhưng không tạo nên nếp hằn sâu như trước. Can thiệp dao kéo sẽ khiến bệnh nhân đau nhức, sưng nề hoặc bầm tím, bạn cần lưu ý cách chăm sóc để vùng da lành lại không để lại sẹo. Căng da trán, nâng chân mày bằng cách căng chỉ Ngoài các phương pháp xóa nếp nhăn cau mày kể trên, căng chỉ cũng là một phương pháp vô cùng thích hợp cho những ai không muốn đụng chạm dao kéo nhưng vẫn duy trì được mức độ xóa nhăn lâu dài. Khác với tiêm filler hay botox, căng chỉ sẽ có tác dụng xóa nhăn, nâng cơ lên tới 5 năm và trẻ hóa làn da một cách tự nhiên. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim chuyên dụng để đưa các sợi chỉ vào dưới lớp mô da, tạo thành mạng lưới sợi chỉ liên kết kéo căng các vùng da nhăn, nâng đỡ cấu trúc tốt hơn. Nhờ đó bề mặt da được cải thiện đáng kể tình trạng nhăn. Ở các dòng chỉ collagen, sau khi cấy chỉ làn da sẽ tiếp tục được tăng sinh collagen và elastin, giúp da tươi trẻ, căng mịn hơn. Căng da bằng chỉ là một lựa chọn tốt để khắc phục các vùng da nhăn trên khuôn mặt Căng chỉ để xóa nhăn cau mày về cơ bản bao gồm các ưu điểm là: Không thực hiện xâm lấn nên vùng da nhanh chóng được hồi phục, cải thiện nhăn hiệu quả Thời gian thực hiện nhanh chóng, không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt thường ngày Không gây ra các biến chứng Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều các dòng chỉ được sử dụng căng da trẻ hóa như chỉ vàng 24k, chỉ sinh học PDO, chỉ collagen.. Theo chuyên gia, bác sĩ Phạm Thu Phương – bác sĩ Da liễu thẩm mỹ đang công tác tại PKQT Mega Gangnam, bạn có thể lựa chọn bất kỳ sợi chỉ thích hợp để xóa nếp nhăn cau mày tuy nhiên, mỗi loại cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Đặc biệt là thời gian duy trì mỗi loại chỉ một khác. Nếu bạn mong muốn nếp nhăn cau mày có thể loại bỏ và duy trì độ đàn hồi căng da lâu hơn thì có thể chọn chỉ Collagen Gold Fiber. Sợi chỉ này có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm của sợi chỉ thông thường và cho kết quả căng da lên tới 10 năm nhờ tăng sinh collagen dưới da mạnh mẽ. Hiệu quả xóa nhăn cau mày của chỉ Collagen Gold Fiber đã được kiểm chứng ở hàng vạn khách hàng. Trong đó, bao gồm cả những nghệ sĩ, doanh nhân chính khách nổi tiếng: Danh hài Xuân Hinh, danh hài Vân Dung, ca sĩ Lệ Quyên, Đan Trường,.. Hiệu quả khi thực hiện xóa nhăn cau mày bằng Collagen Gold Fiber ngay sau 60 phút nếp nhăn giảm 60-70% Nếu bạn quan tâm tới dịch xóa nếp nhăn cau mày với chỉ, hãy liên hệ ngay tới Hotline 093 770 6666, bác sĩ chuyên gia của Mega Gangnam sẽ trực tiếp tư vấn miễn phí, đo mức độ lão hóa và cách khắc phục an toàn nhất dành cho bạn. 0 comments 0 FacebookTwitterPinterestEmail previous post Ấn đường có nếp nhăn: Vận mệnh và cách hóa giải next post Những điều bạn nên biết về mặt nạ trị nám bằng trứng gà Có thể bạn quan tâm [ Giải đáp ] Sử dụng nước hoa hồng bao nhiêu lần... [ Giải đáp] Tại sao phải tẩy trang khi không trang điểm? Không có bông tẩy trang thì làm gì? 9+ cách thay thế... Khăn tẩy trang là gì? Khăn tẩy trang có hiệu quả không? [ HỎI & ĐÁP ] Sau khi tẩy trang thì nên làm... Nước tẩy trang và sữa rửa mặt khác nhau như thế nào? [ Giải đáp] Không có nước tẩy trang thì dùng gì thay... [ Giải đáp ] Nước tẩy trang gồm những thành phần gì? Bộ sản phẩm chăm sóc da mặt gồm những gì? Công dụng... Dùng toner khi nào là tốt nhất? Những lưu ý cần biết Leave a Comment Cancel Reply Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.