657 Lăn kim trị mụn là một trong những phương pháp chăm sóc và điều trị cho da mặt được ưa chuộng thời gian gần đây. Với mục tiêu giải quyết triệt để các vấn đề về mụn và vết thâm do mụn gây ra. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì lăn kim vẫn là một phương pháp trị liệu xâm lấn. Vậy nên có khá nhiều người đặt ra nghi vấn về tác dụng và mức độ an toàn khi thực hiện lăn kim trên da mặt bị mụn. Các chuyên gia da liễu đánh giá về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp cho tiết! Bị mụn có nên lăn kim hay không? Cách lăn kim nào hiệu quả nhất! Nội Dung Chính Toggle Phương pháp lăn kim trị mụn là gì?Những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện lăn kim trên nền da bị mụnTrường hợp nào nên và không nên thực hiện lăn kim?Hướng dẫn các hướng điều trị mụn đơn giản có thể thực hiện tại nhà Phương pháp lăn kim trị mụn là gì? Lăn kim trị mụn đã trở thành một trong những phương pháp làm đẹp da nổi tiếng và được rất nhiều người quan tâm. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường hiện nay, khi nhu cầu chăm sóc da và giải quyết vấn đề mụn ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng để thật sự hiểu rõ về lăn kim trị mụn, chúng ta cần phân tích cụ thể cách mà phương pháp này hoạt động và phản ứng trên da mặt. Nhìn chung, lăn kim trị mụn được thực hiện bằng cách sử dụng một chuỗi các đầu kim siêu nhỏ và sắc bén trên một công cụ hoặc thiết bị. Nhằm tạo ra các vết thương cực nhỏ, không gây chảy máu và an toàn trên bề mặt da. Mục tiêu chính của quá trình lăn kim là khuyến khích sự phục hồi tự nhiên thông qua việc kích thích sản xuất collagen và elastin, những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự săn chắc của da. Cơ chế hoạt động của lăn kim điều trị mụn Cơ chế của phương pháp lăn kim trị mụn là gì? Khi da bị tổn thương, quá trình tự phục hồi sẽ được kích hoạt, và đây chính là điểm quan trọng trong việc đạt được hiệu quả làm đẹp của phương pháp này. Khi các kim nhỏ cắm trực tiếp vào da, cơ thể (hệ miễn dịch) tự động phản ứng bằng cách sản xuất collagen và elastin. Sự gia tăng sản xuất hai thành phần này giúp da được tái tạo mạnh mẽ và trở nên mịn màng, săn chắc hơn sau một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, lăn kim cũng được kỳ vọng giúp củng cố hàng rào tự nhiên của làn da, làm mờ các vết thâm và sẹo mụn, từ đó cải thiện chất lượng da tổng thể. Sau mỗi buổi lăn kim, da cần một khoảng thời gian để hồi phục và xây dựng lại cấu trúc. Thường thì cần từ vài tuần đến vài tháng để thấy rõ sự cải thiện về độ mịn màng và độ đàn hồi của da. Đối với mục tiêu điều trị mụn bằng phương pháp lăn kim, không phải loại mụn nào cũng phù hợp. Và đa số các nốt mụn thường đi kèm với hiện tượng viêm nhiễm, sự xuất hiện của vi khuẩn P.acne. Vậy nên lăn kim có thể khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng. Những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện lăn kim trên nền da bị mụn Bị mụn có nên lăn kim? Phương pháp lăn kim được khá nhiều người lựa chọn cho mục đích điều trị mụn trên da mặt. Tuy nhiên, việc tác động sâu trên nền da bị mụn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả và an toàn. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn và tác hại đáng kể cho làn da của bạn. Cụ thể như sau: Bị mụn có lăn kim được không? Các vấn đề có thể gặp phải khi lăn kim Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Việc sử dụng kim tác động vào da trong thời gian bị mụn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong và gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Như tình trạng da sưng đỏ, đau đớn, mụn lan rộng, xuất hiện mủ. Đây là những biểu hiện cho thấy da mặt bị nhiễm trùng, thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Làm tổn thương da và gây sẹo: Lăn kim không đúng cách, không đúng thời điểm có thể làm tổn thương lớp biểu bì da phía dưới. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện của vết thâm và sẹo sau này. Đặc biệt là trên nền da bị mụn, việc này có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành các vết sẹo vĩnh viễn. Mụn tái phát và lan rộng hơn: Việc thực hiện lăn kim không đúng cách, không phù hợp với vấn đề da mà bạn đang gặp phải. Có khả năng làm gia tăng nguy cơ mụn tái phát và lan rộng, kết hợp với tình trạng nhiễm khuẩn. Vi khuẩn từ các vùng da tổn thương có thể lan sang vùng da khác, gây ra mụn mới làm phức tạp vấn đề da và khiến cho việc điều trị lâu hơn. Kéo dài thời gian phục hồi: Nền da bị mụn, tổn thương cần thời gian phục hồi lâu hơn so với da bình thường, ít khuyết điểm. Việc thực hiện lăn kim trị mụn không đúng cách có thể làm kéo dài thời gian hồi phục, có thể cần đến sự hỗ trợ của các liệu pháp đặc trị phức tạp, tốn thời gian hơn. Không đạt được kết quả mong đợi: Trong khá nhiều trường hợp, việc thực hiện lăn kim trị mụn có thể không mang lại kết quả như mong đợi. Điều này là hoàn toàn có căn cứ bởi thông thường điều trị mụn chuyên khoa, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp dùng thuốc trước. Nếu quá nặng mới chỉ định can thiệp bằng một số công nghệ như laser, ánh sáng xanh. Cần xác định rằng, khi bị mụn trước hết chúng ta nên đến các phòng khám hoặc cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành soi da, phân tích và xác định phương pháp trị liệu phù hợp cho bạn. Không nên tự tiến hành điều trị tại nhà hoặc lựa chọn lăn kim trị mụn trong thời điểm làn da đang rất nhạy cảm như vậy. Trường hợp nào nên và không nên thực hiện lăn kim? Như đã đề cập ở trên, không phải mọi vấn đề da mụn đều phù hợp với phương pháp lăn kim. Nếu không được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm, bạn sẽ phải đối diện với hàng loạt rủi ro và có khả năng làn da không thể phục hồi như mong muốn. Do đó, dưới đây là khuyến nghị của chuyên gia về các trường hợp nên và không nên lăn kim điều trị mụn: Trường hợp nên và không nên áp dụng phương pháp lăn kim trị mụn Trường hợp có thể thực hiện lăn kim trị mụn: Lăn kim có thể hữu ích cho những người có tình trạng mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn cám, mụn cơm. Có nghĩa là các loại mụn không chứa dịch mủ hay vi khuẩn và không có nguy cơ viêm nhiễm. Trường hợp có các vết thâm sau khi điều trị mụn hoàn toàn cũng có thể áp dụng phương pháp lăn kim. Trường hợp làn da có sức đề và khả năng chống chịu tốt, da mặt có ít khuyết điểm thì cũng có thể cân nhắc thực hiện lăn kim. Bởi có khá nhiều trường hợp mặc dù tình trạng da không phức tạp nhưng dễ bị dị ứng nên sau khi lăn kim thường có phản ứng phụ. Hãy chắc chắn về điều này khi lựa chọn lăn kim trị mụn. Nếu chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ điều trị trực tiếp của bạn khuyên rằng lăn kim có thể phù hợp với tình trạng da hiện tại. Điều đó có nghĩa là làn da đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cho quá trình lăn kim nên bạn không cần phải lo lắng nhiều. Trường hợp không nên thực hiện lăn kim trị mụn: Việc lăn kim trên nền da bị mụn trứng cá, mụn viêm, mụn mủ hoặc bất kỳ loại mụn nào có kích thước lớn hoặc nguy cơ viêm nhiễm cũng là điều không nên. Nếu làn da của bạn đang ở trong tình trạng viêm nhiễm nặng, có các biểu hiện sưng đau, tấy đỏ, ngứa ngáy hoặc hình thành các bọc mủ. Thì việc thực hiện lăn kim có thể gây thêm tác động tiêu cực và kéo dài thời gian hồi phục. Trường hợp da thường xuyên có dấu hiệu dị ứng, bệnh ngoài da, dễ có phản ứng với các yếu tố môi trường, phấn hoa… Hoàn toàn không nên thực hiện lăn kim để tránh làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đang ở trong thời gian điều trị bệnh, có các vấn đề liên quan đến gan, thận, hệ miễn dịch. Hoặc đang sử dụng thuốc hay điều trị bằng các liệu pháp thẩm mỹ khác cũng không nên thực hiện liệu trình lăn kim. Da nhạy cảm, mỏng yếu hoặc đang trong quá trình phục hồi sau thương tổn, cũng không được khuyến khích thực hiện lăn kim có thể gây tác động không mong muốn. Hướng dẫn các hướng điều trị mụn đơn giản có thể thực hiện tại nhà Nhìn chung, việc lựa chọn phương pháp điều trị mụn phụ thuộc vào loại mụn và mức độ mụn mà bạn đang gặp phải. Dưới đây là hướng dẫn về các phương pháp khác nhau có thể hỗ trợ đáng kể cho bạn trong thời gian điều trị mụn, thay vì thực hiện lăn kim. Lăn kim có thể được áp dụng để điều trị mụn đầu trắng, đầu đen hoặc vết thâm sau mụn Mụn trứng cá nhẹ: Loại mụn: Mụn trứng cá nhẹ điển hình là mụn đầu đen, đầu trắng, mụn cám… và không bị viêm nhiễm. Phương pháp điều trị: Sử dụng các sản phẩm chứa acid salicylic hoặc benzoyl peroxide để làm sạch lỗ chân lông và giảm vi khuẩn. Kem trị mụn không chứa corticosteroid cũng có thể được sử dụng. Mụn đỏ và viêm nhiễm nhẹ: Loại mụn: Mụn đỏ có sưng viêm, có thể có mủ hoặc không. Phương pháp điều trị: Sử dụng sản phẩm chứa acid salicylic, benzoyl peroxide, hoặc các loại kem trị mụn chứa tretinoin theo chỉ định. Nếu mụn có mủ, cân nhắc việc thăm khám với bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc mỡ chứa corticosteroid. Mụn áp xe, mụn mủ và viêm nhiễm vừa và nặng: Loại mụn: Mụn áp xe, mụn mủ và viêm nhiễm có thể xuất hiện ở cỡ lớn, sưng đỏ và đau. Phương pháp điều trị: Tốt nhất là tìm đến chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống chứa antibiotic hoặc thuốc chống viêm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Các loại thuốc trị mụn mạnh hơn như isotretinoin cũng có thể được xem xét. Tùy vào mức độ mụn mà có thể có một số liệu pháp đặc trị chuyên sâu như ứng dụng công nghệ ánh sáng. Vết thâm và sẹo do mụn gây ra: Loại mụn: Vết thâm và sẹo là hậu quả sau khi mụn đã khỏi hẳn. Phương pháp điều trị: Sử dụng các sản phẩm chứa axit alpha hydroxy (AHA) hoặc beta hydroxy (BHA) để giúp loại bỏ tế bào da chết và làm mờ vết thâm. Nếu vết thâm hoặc sẹo nghiêm trọng, bạn có thể thăm khám với chuyên gia da liễu để thảo luận về các phương pháp trị sẹo như laser, lăn kim, peel da hóa học hoặc tiêm filler làm đầy. Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về phương pháp lăn kim trị mụn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn về hướng điều trị mụn cụ thể nhất, vui lòng liên hệ tới bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ! Tham khảo thêm các bài viết để tìm hiểu chi tiết về lợi ích và cách áp dụng phương pháp lăn kim đối với làn da: Cách lăn kim tại nhà có an toàn không? Các lưu ý cần biết Sau khi lăn kim kiêng ăn gì? Lời khuyên từ Chuyên gia [Giải đáp chi tiết] Lăn kim PRP giá bao nhiêu? Có tốt không? 0 comments 0 FacebookTwitterPinterestEmail previous post Cách lăn kim tại nhà có an toàn không? Các lưu ý cần biết next post [Bác sĩ giải đáp] Lăn kim có trị được sẹo rỗ không? Có thể bạn quan tâm Lột da Phenol là gì? Áp dụng phương pháp này khi nào? Peel da mụn là gì? Loại mụn nào thì nên thực hiện... Da dầu mụn là như thế nào? Chăm sóc da dầu mụn... [Giải đáp] Da dầu mụn nên tránh hoạt chất gì để da... [Bác sĩ giải đáp] Lăn kim có để lại sẹo không? Có nên tự lăn kim tại nhà trị sẹo rỗ không? Tại... Review lăn kim trị sẹo có tốt không? Đánh giá từ chuyên... Có nên mua máy lăn kim trị sẹo để dùng tại nhà... Áp dụng phương pháp lăn kim trị sẹo lõm có khỏi được... [Bác sĩ giải đáp] Lăn kim có trị được sẹo rỗ không? Leave a Comment Cancel Reply Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.