Home » Tróc da tay chân là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Tróc da tay chân là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

by Trần Lan

Tình trạng da tay chân bị bong tróc thường xuyên xảy ra và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như hoạt động trao đổi chất bất thường bên trong cơ thể, ảnh hưởng từ môi trường sống hoặc xuất phát từ một số bệnh lý khác. Hiện tượng da tay chân bong tróc tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong cuộc sống. Vậy tróc da tay chân là bệnh gì? Tham khảo ngay để được giải đáp và cung cấp hướng điều trị tốt nhất!

Bác sĩ giải đáp: Tróc da tay chân là bệnh gì?

Bác sĩ giải đáp: Tróc da tay chân là bệnh gì?

Tróc da tay chân là bệnh gì?

Hiện tượng bong tróc da tay chân có thể xảy ra ở mọi đối tượng thuộc mọi độ tuổi khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn. Biểu hiện tróc da tay chân cũng thường đi kèm với các dấu hiệu da khô, dày sừng, đóng vảy, tạo cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện dịch mủ. Cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để từ đó có được phương pháp chăm sóc và điều trị kịp thời.

Theo Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu Phạm Thu Phương – Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam, có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tróc da tay chân như sau:

  • Thiếu chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng đối với hoạt động chuyển hóa vật chất của cơ thể như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, kẽm và một số chất béo có lợi có thể khiến làn da bị khô ráp, bong tróc. Đặc biệt là ở những khu vực thiếu ẩm, ít được bảo vệ như da tay, da chân.
  • Dị ứng: Một số người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng kém dễ dàng bị dị ứng với hóa chất, thực phẩm hoặc các chất tiếp xúc khác. Dẫn đến việc da tay bị dày sừng và tróc vảy. Dị ứng da thường gây ngứa và việc gãi càng làm tình trạng trở nên nặng nề hơn.
  • Bệnh lý ngoài da: Có một số bệnh lý ngoài da, chẳng hạn như bệnh viêm da cơ địa, bệnh eczema, vảy nến, chàm da khô, bệnh lý tự miễn (lichen planus, pemphigus) có thể dẫn đến sự xuất hiện của các mụn nước, ngứa ngáy hoặc bong tróc da.
  • Tình trạng tiếp xúc với hóa chất độc hại: Những người làm việc trong môi trường có sự tiếp xúc với hóa chất độc hại như axit, kiềm, hoá chất công nghiệp hoặc các thành phần tẩy rửa cũng có thể bị tổn thương da và gặp phải hiện tượng tróc da.
  • Điều kiện môi trường sống: Môi trường khô hanh, lạnh lẽo, mùa đông hay độ ẩm không khí xuống thấp có thể làm cho da trở nên khô ráp, tróc vảy và ngứa ngáy hơn.
  • Bệnh lý nội tiết: Các bác sĩ cho rằng một số vấn đề sức khỏe đặc biệt liên quan đến hoạt động nội tiết như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng da.

Để xác định hiện tượng tróc da tay chân là bệnh gì, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc thăm khám ở những địa chỉ uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra da và có thể yêu cầu các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác, cũng như đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với vấn đề của bạn.

Bong tróc da tay chân có nguy hiểm hay không?

Đa số các trường hợp bong tróc da tay chân thường không nguy hiểm, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một số đánh giá từ các chuyên gia về mức độ nguy hiểm và khả năng phát triển của hiện tượng tróc da tay chân ở các đối tượng khác nhau:

Tróc da tay chân thường nguy hiểm hơn ở người già và trẻ nhỏ

Tróc da tay chân thường nguy hiểm hơn ở người già và trẻ nhỏ

  1. Trẻ em:

Hiện tượng tróc da tay chân ở trẻ em có thể nguy hiểm hơn so với người lớn do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu, da mỏng và dễ bị tổn thương. Trẻ em cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da nếu tình trạng bong tróc, ngứa ngáy chân tay không được kiểm soát kịp thời.

  1. Người lớn:

Tróc da tay chân ở người lớn thường không nguy hiểm, nhưng có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Đối với các dấu hiệu bong tróc do bệnh lý ngoài da như chàm, vảy nến, eczema… cần thăm khám với bác sĩ kịp thời để sớm được điều trị, tránh tình trạng nhiễm trùng, biến chứng về sau hoặc để lại sẹo trên da. 

  1. Người già:

Da người già thường dễ bị khô và bong tróc hơn do quá trình lão hóa tự nhiên, sự sụt giảm của cấu trúc nâng đỡ và lớp mỡ phía dưới. Bên cạnh đó, khi về già sức đề kháng cũng có sự suy yếu rõ rệt nên nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn, việc điều trị bệnh tốn thời gian lâu hơn. Do đó, tróc da tay chân ở người già có thể gây nguy hiểm nếu không được chăm sóc kịp thời. Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người già cũng cần tập trung hơn vào việc duy trì độ ẩm cho da và chăm sóc da thường xuyên để tránh vấn đề da nghiêm trọng.

  1. Người có tình trạng sức khỏe đặc biệt (bệnh nền):

Những người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, nhất là bệnh nền tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp là đối tượng cần hết sức thận trọng. Bệnh nền có thể làm cho tình trạng da vốn đã bong tróc, nứt nẻ trở nên nghiêm trọng như nhiễm trùng, chảy máu, hoại tử da. Mặc dù vậy, khả năng phát triển của bệnh phụ thuộc vào mức độ kiểm soát bệnh nền và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị được kê đơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da cần thăm khám trực tiếp ngay với bác sĩ da liễu. 

Nhìn chung, hiện tượng tróc da tay chân không thường nguy hiểm, nhưng có thể tạo ra một số rủi ro nhất định, đặc biệt là ở trẻ em, người già và người có bệnh nền. Tham khảo ý kiến bác sĩ là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo rằng vấn đề được giải quyết một cách an toàn và hiệu quả

Cách chăm sóc và điều trị tình trạng da tay chân bị bong tróc

Chăm sóc và điều trị da tay chân bị bong tróc không phải là một phương pháp đơn giản. Trước hết nếu ngoài hiện tượng bong tróc, da còn bị nứt nẻ, chảy máu hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để được đề xuất phương pháp trị liệu y khoa. Đối với các trường hợp da tay chân chỉ bị bong tróc và không có đặc điểm gì bất thường, có thể cân nhắc một số hướng phục hồi cho da như sau:

Tróc da tay chân là bệnh gì? Hướng dẫn cách chăm sóc

Tróc da tay chân là bệnh gì? Hướng dẫn cách chăm sóc

  1. Da khô (thiếu độ ẩm):

Người lớn: Sử dụng kem dưỡng da dịu nhẹ và không gây kích ứng hàng ngày vào mỗi buổi tối. Kem dưỡng da nên chứa các thành phần cấp ẩm và giữ ẩm tốt như glycerin, ceramides, acid hyaluronic và các loại dầu dưỡng tự nhiên như dầu dừa hoặc dầu bơ. 

Trẻ em: Chỉ sử dụng kem dưỡng da chuyên dụng cho trẻ em theo khuyến nghị của bác sĩ, sản phẩm không được chứa hương liệu, cồn hoặc bất kỳ thành phần nào có thể gây kích ứng. Đảm bảo sử dụng sản phẩm phù hợp cho độ tuổi của trẻ và theo hướng dẫn.

  1. Dị ứng hoặc viêm da cơ địa:

Người lớn và trẻ em: Để điều trị tróc da chân tay do dị ứng hoặc viêm da cơ địa, việc xác định nguyên nhân gốc rễ là rất quan trọng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất gây kích ứng, yếu tố tiềm ẩn như mỹ phẩm, một số thực phẩm có hại. Sử dụng kem bôi ngoài da chứa corticoid được kê đơn để giảm cảm giác ngứa ngáy và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. 

Bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc chống dị ứng, chứa kháng sinh như Antihistamines để kiểm soát tình trạng sưng đau, ngứa ngáy. Chúng thường được dùng trong trường hợp dị ứng gây ra tróc da. Sử dụng thuốc và liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Bệnh lý ngoại da:

Thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Để điều trị các bệnh lý ngoài da như eczema, viêm da cơ địa, lichen planus hoặc pemphigus, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng viêm như corticoid hoặc immunosuppressants (các loại thuốc ức chế miễn dịch) có thể được sử dụng. Các loại thuốc này thường cần sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể (không được uống quá liều, uống liên tục) và theo sự theo dõi của bác sĩ.

Bên cạnh đó, với các bệnh lý tự miễn mãn tính như pemphigus, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine, hoặc rituximab. Không được tự ý mua thuốc uống mà cần được kê đơn và có sự theo dõi cẩn thận với bác sĩ chuyên khoa da liễu.

  1. Bệnh nền (bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp):

Người lớn: Để kiểm soát bệnh nền, như tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc theo đúng liều lượng và định kỳ. Điều này giúp kiểm soát tình trạng bệnh nền, giảm nguy cơ tróc da.

Chăm sóc da đặc biệt: Sử dụng kem dưỡng da phù hợp với da khô, tránh tiếp xúc với các chất kích ứng, thoa kem chống nắng đầy đủ để chống lại tia UV, đặc biệt là nếu bạn có bệnh nền như tiểu đường.

Phòng tránh hiện tượng da tay chân bị bong tróc tại nhà như thế nào?

Thực tế thì ngoại trừ các bệnh lý mãn tính do cơ địa yếu, bệnh lý bẩm sinh và một số bệnh nền khác. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được hiện tượng da tay chân bị bong tróc nếu chăm sóc và bảo vệ da đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý quan trọng mà bạn có thể tham khảo: 

Cách phòng ngừa day tay chân bị bong tróc tại nhà

Cách phòng ngừa day tay chân bị bong tróc tại nhà

  • Dùng kem dưỡng da body hàng ngày đặc biệt sau khi tắm và vào ban đêm để cấp ẩm và bảo vệ da tốt hơn. Chọn sản phẩm không gây kích ứng, không màu, không mùi, không chứa cồn và phù hợp với loại da của bạn.
  • Tránh tắm nước quá nóng, kể cả vào mùa đông vì nước nóng có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Sử dụng nước ấm vừa phải để tắm và hạn chế thời gian tắm để tránh làm mất nước qua da.
  • Khi da tay chân có dấu hiệu bong tróc, hình thành vảy sừng tuyệt đối không tự cào cấu vì điều đó thể làm lây lan vi khuẩn ra các khu vực khác hoặc khiến da tróc vảy nhanh hơn.
  • Nếu bạn có biểu hiện dị ứng với một số sản phẩm hoặc hóa chất, tránh tiếp xúc với chúng. Điều này bao gồm cả các mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, hoặc hóa chất gặp trong công việc hoặc môi trường sống. 
  • Luôn bảo vệ da bằng cách đội nón, đeo găng tay, mặc áo chống nắng và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại mặt trời.
  • Đảm bảo bạn duy trì một chế độ ăn uống cân đối, uống đủ nước, và thực hiện thường xuyên các hoạt động thể dục. Sức khỏe tổng thể có thể ảnh hưởng đến sức kháng của da. Bổ sung các món ăn nhiều nước, chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa vitamin A, C, E như cam, lựu, táo, kiwi…
  • Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đỏ, sưng, ngứa, hoặc tróc da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sớm để nhận hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết hiện tượng bong tróc da tay chân là bệnh gì. Cùng với đó các chuyên gia của Mega Gangnam cũng gợi ý cho bạn cách chăm sóc và phòng tránh tình trạng này. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 24/7: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!

Tìm hiểu thêm các cách chăm sóc da tay chân được chuyên gia khuyến nghị:

Da tay bị lão hóa sớm phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Phụ nữ sau 35 tuổi cần bổ sung những gì để da Khỏe và Đẹp hơn?

Nám da tay có tự hết không? Cách điều trị như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Leave a Comment

megagangnam_Logo-header
Phòng khám quốc tế Mega Gangnam hội tụ đầy đủ tinh hoa y tế Hàn Quốc, tiêu chuẩn đẳng cấp 5 sao thuộc tập đoàn Mega Corporation với hơn 120 chi nhánh trên toàn thế giới. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2008, Mega Gangnam tự hào mở ra kỷ nguyên làm đẹp và chăm sóc sức khỏe mới cho người Việt.
Với hệ thống rộng khắp thẩm mỹ viện Mega Gangnam có mặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
메가강남국제클리닉

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM

Các từ khoá nhận nhiều quan tâm: Căng da mặt, Căng chỉ collagen, Trẻ hoá da mặt, Trị nám tàn nhang, Mega Fiber, Phòng khám Mega Gangnam, Nâng mũi bằng chỉ, Xoá nếp nhăn vùng mắt , Xoá nhăn rãnh cười, Giảm Mỡ bụng, cách nâng cơ mặt hiệu quả , Căng chỉ da mặt ….

@2023 – All Right Reserved. Designed and Developed by Mega Gangnam